Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi trong giây lát!
MỤC LỤC NỘI DUNG
Tết Âm lịch, hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, là dịp lễ lớn nhất và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc nhất trong năm của người Việt Nam cũng như một số quốc gia Đông Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây không chỉ là thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới theo lịch âm, mà còn là dịp để mọi người gác lại những lo toan thường nhật, quây quần bên gia đình, tưởng nhớ tổ tiên, và gửi gắm những lời chúc tốt đẹp nhất cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Phương Nam Event sẽ đưa đến bạn đọc những thông tin về ngày Lễ lớn nhất năm nhé
Tết Nguyên Đán được xem là dịp để kết nối gia đình và cộng đồng. Đây là lúc con cháu xa quê trở về nhà để sum họp, thăm hỏi họ hàng, bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và cha mẹ. Tết cũng là thời điểm người Việt hướng đến việc gắn kết các mối quan hệ xã hội thông qua những chuyến thăm hỏi, chúc Tết bạn bè, đồng nghiệp, và hàng xóm. Với mong muốn khởi đầu năm mới thuận lợi, an lành, người ta thường dọn dẹp nhà cửa, trang trí cây mai, cây đào, và chuẩn bị những món ăn đặc trưng để tạo không khí rộn ràng, ấm cúng.
Tết Nguyên Đán được đánh dấu bằng nhiều phong tục lâu đời và giàu ý nghĩa:
Thăm hỏi và chúc Tết: Đây là dịp để mọi người gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp về sức khỏe, may mắn, và thành công trong năm mới.
Thờ cúng tổ tiên: Truyền thống này thể hiện lòng hiếu thảo và sự kính trọng đối với ông bà tổ tiên. Bàn thờ thường được chuẩn bị chu đáo với mâm ngũ quả, bánh chưng, bánh tét và các món ăn đặc trưng khác.
Lì xì (mừng tuổi): Đây là một trong những phong tục không thể thiếu trong ngày Tết. Người lớn thường tặng trẻ nhỏ những phong bao lì xì đỏ với lời chúc học giỏi, ngoan ngoãn, trong khi con cháu chúc ông bà, cha mẹ sống lâu, khỏe mạnh.
Ẩm thực ngày Tết: Các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, giò chả, và mứt Tết là biểu tượng của sự gắn kết gia đình và văn hóa ẩm thực độc đáo.
Thời gian nghỉ dài ngày trong dịp Tết Âm lịch không chỉ giúp người lao động thư giãn, tái tạo năng lượng sau một năm làm việc vất vả mà còn góp phần thúc đẩy các hoạt động du lịch, thương mại, và dịch vụ trong nước. Đây cũng là cơ hội để các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy, mang lại không khí lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc.
Tóm lại, Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp lễ đơn thuần mà còn là biểu tượng của sự đoàn viên, gắn kết cộng đồng, và niềm hy vọng cho một năm mới tràn đầy niềm vui và thành công.
Theo Điều 112 của Bộ luật Lao động 2019, người lao động tại Việt Nam được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương vào các ngày lễ, Tết quan trọng như sau:
Tết Dương lịch: 01 ngày (01/01 dương lịch).
Tết Âm lịch: 05 ngày.
Ngày Chiến thắng: 01 ngày (30/4 dương lịch).
Ngày Quốc tế Lao động: 01 ngày (01/5 dương lịch).
Ngày Quốc khánh: 02 ngày (02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (10/3 âm lịch).
Đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên, họ còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền của dân tộc mình và 01 ngày Quốc khánh của quốc gia họ.
Hằng năm, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định lịch nghỉ Tết dựa trên tình hình thực tế. Theo Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024, lịch nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục, từ thứ Bảy, ngày 25/01/2025 đến hết Chủ Nhật, ngày 02/02/2025.
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động tại Việt Nam được nghỉ hưởng nguyên lương vào các ngày lễ, tết chính thức, trong đó có 01 ngày Tết Dương lịch và 05 ngày Tết Âm lịch. Tuy nhiên, nếu người lao động lựa chọn làm việc trong những ngày này thay vì nghỉ, họ sẽ được hưởng mức lương cao hơn bình thường, nhằm đảm bảo quyền lợi và khuyến khích lao động trong dịp đặc biệt.Khi đi làm vào ngày lễ, tết, người lao động sẽ được hưởng:
Lương của ngày nghỉ lễ, tết: Đây là khoản lương mà người lao động được nhận dù nghỉ hay đi làm, tính như ngày làm việc bình thường.
Lương làm thêm giờ: Đây là khoản lương bổ sung dành cho người lao động làm việc trong ngày nghỉ lễ, tết.
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, mức lương làm thêm giờ trong các ngày lễ, tết được quy định như sau:
Làm việc ban ngày:
Tiền lương làm thêm giờ tối thiểu bằng 300% lương của ngày làm việc bình thường.
Tổng cộng, người lao động sẽ nhận ít nhất 400% lương/ngày (bao gồm 100% lương của ngày nghỉ lễ và 300% lương làm thêm giờ).
Làm việc ban đêm:
Tiền lương làm thêm giờ tối thiểu bằng 390% lương của ngày làm việc bình thường.
Tổng cộng, người lao động sẽ nhận ít nhất 490% lương/ngày (bao gồm 100% lương của ngày nghỉ lễ và 390% lương làm thêm giờ).
Hiện nay, Bộ luật Lao động năm 2019 đã không còn quy định người lao động được nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm tối đa là 07 ngày liên tục trong tháng (theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 45 hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hiện đã hết hiệu lực).
Thay vào đó, theo quy định hiện hành thì chỉ khi ngày Tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động mới được nghỉ bù. Còn trong dịp Tết 2025 này, người làm việc sẽ không được nghỉ bù.
Đồng nghĩa là nếu đi làm vào ngày Tết thì người làm việc chỉ được tính lương làm thêm giờ chứ không còn được nghỉ bù vào ngày khác như trước đây.
Lưu ý: Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu ép người lao động làm việc vào ngày nghỉ Tết thì người sử dụng lao động nếu là cá nhân bị phạt từ 20 - 25 triệu đồng; còn nếu là tổ chức sẽ bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng.
Người lao động đi làm vào ngày Tết cần chú ý quy định về tiền lương để đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình. Thực tế vẫn còn nhiều công ty chưa thực hiện đúng với quy định của pháp luật.
0369.563.739 - Ms. Thu Hà
0365.735.939 - Mr. Tấn Phát
-------------------------------------------------
phuongnamevents@gmail.com