Top bài viết hay

Activation Marketing Là Gì? 5 Ý Tưởng Tăng Nhận Diện Thương Hiệu Hiệu Quả

  • 03/07/2025
  • Activation Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng Activation Trong Marketing? 5 Ý Tưởng Tổ Chức Activation Giúp Tăng Nhận Diện Thương Hiệu

    Không gì khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu một cách sâu sắc bằng activation – những hoạt động marketing tương tác thực tế. Nếu bạn đang loay hoay không biết làm sao để tăng nhận diện thương hiệu một cách “chạm” được cảm xúc khách hàng, thì Phương Nam Event xin chia sẻ cho bạn về định nghĩa, quy trình triển khai cho đến 5 ý tưởng activation có thể giúp ích cho bạn trên con đường tạo dựng thương hiệu.

    1. Activation Là Gì? Và Tại Sao Nó Quan Trọng?

    Hiểu đơn giản, activation là cách để thương hiệu kích hoạt cảm xúc của khách hàng thông qua những trải nghiệm thực tế. Nói cách khác thì đây là một chiến lược tiếp thị được sử dụng nhằm mục đích tạo sự tương tác giữa thương hiệu và khách hàng cũng như độ nhận diện thương hiệu.

    Mục tiêu chính của việc thực hiện activation là đem đến những trải nghiệm mới lạ để kích thích ham muốn tham gia của khách hàng, tạo nên sự gắn kết giữa khách hàng và thương hiệu.

    Brand Activation là gì?

    2. Lợi Ích Của Activation – Không Chỉ Là “Gây Chú Ý”

    Activation đem đến lợi ích vô cùng to lớn là được sử dụng bởi các doanh nghiệp trên toàn thế giới, với những uu điểm như sau:

    • Việc cho phép khách hàng trực tiếp tương tác với thương hiệutrải nghiệm sản phẩm sẽ giúp họ cảm nhận rõ ràng giá trị thực mà thương hiệu mang lại. Qua đó, tăng cường sự gắn kếtxây dựng lòng trung thành từ phía khách hàng.
    • Đây cũng là cơ hội để thương hiệu truyền tải thông điệp và giá trị cốt lõi một cách rõ ràng, sáng tạo. Khách hàng không chỉ được trải nghiệm trực tiếp mà còn hiểu sâu hơn về lợi ích mà thương hiệu mang lại, từ đó định hình được vị trí và điểm mạnh của thương hiệu trên thị trường, như vậy thương hiệu sẽ nghiễm nhiên có được chỗ đứng trong lòng khách hàng.
    • Những trải nghiệm tích cực này giúp tạo dựng lòng tin và ấn tượng tốt đẹp về thương hiệu trong tâm trí khách hàng, khiến họ có xu hướng tin tưởng và ủng hộ thương hiệu hơn trong tương lai.
    • Đặc biệt, việc được trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, dịch vụ giúp cho khách hàng đánh giá đúng giá trị thực, từ đó tác động tích cực đến quyết định mua hàng của họ.

    3. Các Hình Thức Activation Phổ Biến

    Mỗi chiến dịch Activation cần một “sân chơi” phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả truyền thông và trải nghiệm người dùng. Dưới đây là 6 hình thức Activation phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất hiện nay, đi kèm với những đặc điểm riêng biệt để bạn dễ dàng chọn lựa theo mục tiêu của doanh nghiệp:

    Sampling Campaigns – Chiến dịch dùng thử sản phẩm

    Sampling – hay còn gọi là phát sản phẩm dùng thử: là hình thức Activation kinh điển nhưng chưa bao giờ lỗi thời. Cách hoạt động của Sampling Campaigns rất đơn giản, bạn cung cấp một lượng sản phẩm nhỏ hoàn toàn miễn phí đến khách hàng để họ được trải nghiệm và tự đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng. Đây là cách nhanh nhất để khách hàng có cơ hội trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, đặc biệt phù hợp với ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), mỹ phẩm, thực phẩm, đồ uống…

    Hãng nước ngọt Pepsi sử dụng hình thức Sampling Campaigns

    Lợi ích:

    • Giúp khách hàng đánh giá chất lượng thực tế tại quầy
    • Tạo cảm xúc tích cực, dễ nhớ về thương hiệu
    • Thúc đẩy mua hàng lần đầu hoặc lặp lại, giúp tăng doanh số
    • Thu thập được phản hồi từ khách hàng, qua đó cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc tạo ra sản phẩm mới

    Tip triển khai:
    Hãy kết hợp sampling với một hoạt động phụ trợ như mini game, feedback form hoặc check-in nhận quà… để tăng sự tham gia và ghi nhớ.

    Experiential Marketing – Tiếp thị trải nghiệm

    Đây là một trong những hình thức activation mạnh mẽ nhất hiện nay, khi khách hàng được “sống cùng thương hiệu” thông qua những hoạt động tương tác mang tính cảm xúc cao.

    Thay vì quảng cáo một chiều, experiential marketing tạo ra một khoảnh khắc đáng nhớ, giúp khách hàng nhớ sâu hơn về thương hiệu nhờ vào những trải nghiệm độc đáo. Hình thức activation này thường được tổ chức dưới dạng sự kiện như triển lãm, gian hàng tương tác, trò chơi hay là hoạt động thực tế.

    Để có thể tận dụng experiential marketing một cách hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có ý tưởng thật sự sáng tạo, độc nhất vô nhị từ không gian trưng bày cho đến hoạt động cho khách hàng trải nghiệm.

    Experiential Marketing là một hình thức activation mạnh mẽ hiện nay

    Ví dụ nổi bật:

    • Dove tổ chức phòng “Soi gương chân dung thật” giúp phụ nữ hiểu vẻ đẹp tự nhiên
    • Heineken tổ chức hầm bia bí mật dưới lòng đất chỉ dành cho người "biết mật mã"

    Lợi ích:

    • Gắn kết cảm xúc một cách mạnh mẽ
    • Khó bị sao chép, các ý tưởng thường là độc nhất
    • Tạo hiệu ứng lan truyền tốt trên mạng xã hội

    Digital Marketing Campaigns – Tiếp thị trực tuyến

    Trong thời đại số, các chiến dịch activation trực tuyến càng trở nên phổ biến vì khả năng mở rộng tệp khách hàng nhanh chóng với chi phí tối ưu hơn offline.

    Việc tiếp thị trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp có thể đánh vào mọi kênh như website, mạng xã hội, email, ứng dụng di động,... Phương pháp này rất hữu ích để doanh nghiệp có thể theo dõi chính xác mức độ nhận diện của thương hiệu thông qua số lượng tương tác, đánh giá được tỉ lệ chuyển đổi,... để từ đó đưa ra hướng đi đúng cho chiến dịch marketing của thương hiệu.

    Digital Marketing giúp mở rộng tệp khách hàng hơn so với offline

    Một số hình thức triển khai:

    • Minigame online, microsite tặng quà
    • Livestream trải nghiệm sản phẩm
    • Email marketing kèm CTA thông minh

    Lợi ích:

    • Dễ đo lường hiệu quả marketing
    • Cá nhân hóa trải nghiệm theo hành vi người dùng
    • Dễ dàng remarketing

    Tuy nhiên, cần thiết kế nội dung hấp dẫn và đơn giản hóa quy trình tham gia, tránh gây rối hoặc spam khiến khách hàng “out ngay từ vòng gửi xe”.

    Promotional Marketing – Tiếp thị khuyến mãi

    Khuyến mãi vẫn luôn là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy hành động mua hàng tức thời. Đây cũng là hình thức activation phù hợp với các doanh nghiệp muốn chạy ngắn hạn để xả hàng, mở rộng thị phần, hoặc hỗ trợ đại lý. Đồng thời cũng giúp thu hút sự quan tâm và tương tác của khách hàng.

    Những lợi ích mà Promotional Marketing đem lại

    Một số hoạt động phổ biến:

    • Mua 1 tặng 1 / Giảm giá theo combo
    • Tặng kèm quà giới hạn (limited gift)
    • Chương trình “quay số trúng thưởng”, tích điểm đổi quà…

    Gợi ý khi áp dụng:
    Kết hợp với POSM (Point of Sales Materials) tại điểm bán và KOL/Reviewer để gia tăng độ tin cậy. Nếu là hàng mới ra mắt, hãy để khách hàng thấy “không mua lúc này là tiếc”.

    Social Media Campaign – Truyền thông trên mạng xã hội

    Mạng xã hội không chỉ là nơi seeding mà còn là “sân chơi chính” để tạo viral nếu bạn khai thác đúng insight giới trẻ. Đây là hình thức activation có khả năng “nổ lớn” nếu ý tưởng đủ hấp dẫn.

    Một vài chiến thuật hiệu quả:

    • Challenge (thử thách), trend nhảy TikTok, hashtag campaign
    • Mini game trên Facebook, Instagram
    • Livestream cùng KOC/KOL
    • Mời người dùng chia sẻ trải nghiệm thật

    Retail Activation – Kích hoạt thương hiệu tại điểm bán

    Một chiến dịch kích hoạt ngay tại nơi bán hàng giúp tác động trực tiếp đến quyết định mua khi khách hàng đang trong “trạng thái tiêu dùng”, nơi khách hàng có thể nhận được các ưu đãi đặc biệt khi và chỉ khi họ mua trực tiếp tại cửa hàng. Đây là mảnh đất màu mỡ mà nhiều thương hiệu vẫn còn khai thác chưa hết.

    Kích hoạt thương hiệu tại điểm bán sẽ giúp khách hàng trải nghiệm trực tiếp với brand

    Các hoạt động tiêu biểu:

    • Booth trải nghiệm ngay siêu thị, showroom
    • Dùng thử tại quầy, tặng sample, chơi game trúng quà
    • Dàn dựng hình ảnh thị giác ấn tượng (visual merchandising)

    Điểm cần lưu ý:

    • Phải huấn luyện kỹ nhân sự đứng điểm bán
    • Setup đẹp – gọn – sạch để tạo thiện cảm
    • Gắn yếu tố đo lường (form khảo sát, QR code, hệ thống POS tracking)

    4. Các Bước Tổ Chức Activation Hiệu Quả

    Xác định mục tiêu và khách hàng mục tiêu

    Trước khi làm bất kỳ hoạt động marketing nào, việc xác định mục tiêu cụ thể là yếu tố then chốt.
    Có thể là:

    • Tăng độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness)
    • Khuyến khích trải nghiệm sản phẩm (Trial)
    • Kích cầu mua sắm (Sales Push)
    • Tạo tương tác với cộng đồng (Engagement)
    • Thu thập dữ liệu khách hàng (Leads/CRM)
    Xác định mục và khách hàng mục tiêu

    Xác định chân dung khách hàng mục tiêu (Customer Persona):

    • Họ là ai? Nam/Nữ? Bao nhiêu tuổi?
    • Sở thích, hành vi tiêu dùng, sinh sống ở đâu?
    • Insight thực tế liên quan đến sản phẩm?

    Chọn Activation Platform phù hợp

    Đây là bước chọn "đất diễn" – nền tảng mà chiến dịch activation sẽ diễn ra. Nên ưu tiên nền tảng phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
    Một số loại platform phổ biến:

    • Offline: Tổ chức tại điểm bán, hội chợ, trường học, khu dân cư...
    • Online: Livestream, microsite, minigame, social media challenge...
    • Hybrid: Kết hợp offline và online để mở rộng phạm vi tiếp cận.

    Chuẩn bị Creative Brief

    Creative Brief là tài liệu định hướng sáng tạo, giúp tất cả team hiểu rõ mục tiêu & thông điệp.

    Một bản brief đầy đủ nên bao gồm:

    • Mục tiêu cụ thể của activation
    • Đối tượng mục tiêu
    • Thông điệp cốt lõi
    • USP (điểm độc đáo của sản phẩm/dịch vụ)
    • KPI cụ thể đo lường thành công

    Lưu ý: Không có brief tốt → chiến dịch dễ bị lạc hướng, không tạo được ấn tượng.

    Xây dựng ý tưởng sáng tạo (Big Idea)

    Dựa vào brief & platform, bắt đầu xây dựng ý tưởng chủ đạo cho chiến dịch.
    Ý tưởng cần:

    • Độc đáo, gắn với sản phẩm/dịch vụ
    • Có khả năng thu hút và tạo trải nghiệm
    • Dễ lan truyền nếu có yếu tố tương tác

    Ví dụ thực tế:

    • In tên khách hàng lên lon nước như Coca-Cola
    • Dẫn thử sản phẩm tại nhà (P&G từng làm tại VN)
    • Mô hình chụp ảnh “biến hóa” cùng sản phẩm

    Quan trọng nhất là: khách hàng có trải nghiệm cá nhân hóa & đáng nhớ với thương hiệu.

    Lập kế hoạch Execution: Invite – Experience – Amplify

    Đây là phần triển khai thực tế theo 3 pha:

    Invite – Mời gọi tham gia

    • Teaser trên mạng xã hội
    • Quảng cáo tại điểm bán
    • Gửi thư mời, mời KOL, seeding trước

    Experience – Trải nghiệm thương hiệu

    • Khách hàng tương tác với sản phẩm hoặc brand space
    • Dùng thử sản phẩm, chơi game, chụp ảnh...
    • Ghi nhận cảm nhận, nhận quà, tích điểm...

    Amplify – Khuếch đại hiệu ứng

    • Livestream, chụp ảnh check-in, hashtag viral
    • Gửi follow-up email/đoạn clip recap
    • Dùng KOL/UGC (User-generated content)

    Chuẩn bị sản xuất và triển khai

    Đây là phần kỹ thuật – logistic – sản xuất mà các team cần cực kỳ chi tiết:

    • In ấn POSM, vật liệu, booth
    • Dựng booth, hệ thống ánh sáng, thiết bị trình chiếu
    • Quản lý đội ngũ nhân sự (PG, PB, MC, kỹ thuật...)
    • Lên timeline và checklist cụ thể từng ngày, từng khung giờ
    • Tổ chức huấn luyện cho nhân sự tuyến đầu

    Một activation thành công là do khâu sản xuất chỉn chu, không để sai sót tại điểm chạm khách hàng.

    Giám sát & xử lý tình huống

    • Luôn có người phụ trách onsite để xử lý các sự cố
    • Giám sát kịch bản, khách hàng, hiệu quả hoạt động
    • Ghi nhận feedback thực tế

    Ghi lại hình ảnh, video chất lượng cao để làm tư liệu cho Amplify.

    Đánh giá – Đo lường – Rút kinh nghiệm

    Sau chiến dịch, hãy ngồi lại với team để:

    • Đối chiếu KPI: đạt bao nhiêu %?
    • Tính toán chi phí trên mỗi khách hàng tiếp cận/trải nghiệm
    • Đánh giá hiệu quả về truyền thông, hình ảnh thương hiệu
    • Rút ra bài học để tối ưu lần sau

    Nếu có đo lường tốt, bạn sẽ chứng minh được với sếp/khách hàng về giá trị thật của Activation.

    5. Gợi Ý 5 Ý Tưởng Activation Giúp Tăng Nhận Diện Thương Hiệu

    Sau đây là những ý tưởng gợi ý từ Phương Nam Event có thể cho bạn gợi ý về tổ chức activation:

    Mini Event Check-in Nhận Quà – Tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ

    Ý tưởng: Tổ chức các điểm check-in tại trung tâm thương mại, quán cà phê, sự kiện âm nhạc… nơi khách hàng có thể đến, chụp ảnh với không gian thương hiệu và nhận quà tặng hấp dẫn.

    Cách triển khai:

    • Thiết kế background mang nhận diện thương hiệu nổi bật.
    • Khách hàng chụp ảnh tại booth và đăng lên mạng xã hội cá nhân kèm hashtag chiến dịch.
    • Đổi ảnh check-in lấy phần quà thương hiệu: sản phẩm dùng thử, phụ kiện, voucher...

    Lưu ý:

    • Ưu tiên không gian có đông người qua lại để tăng traffic tự nhiên.
    • Đảm bảo quà tặng đủ hấp dẫn để tạo động lực chia sẻ thật sự.
    • Có nhân sự hướng dẫn khách hàng chụp ảnh và sử dụng đúng hashtag.

    Sampling Kết Hợp Flashmob – Đánh mạnh vào thị giác & trải nghiệm trực tiếp

    Ý tưởng: Kết hợp hoạt động dùng thử sản phẩm (sampling) với phần biểu diễn flashmob bất ngờ tại các điểm công cộng.

    Cách triển khai:

    • Đội ngũ nhân sự mặc đồng phục thương hiệu phân phát sản phẩm mẫu.
    • Đúng thời điểm, nhóm flashmob biểu diễn vũ đạo năng động, kết hợp đạo cụ, khẩu hiệu thương hiệu.
    • Chèn thông điệp truyền thông khéo léo vào phần kết màn.

    Lưu ý:

    • Đồng bộ âm nhạc, trang phục và sản phẩm để tạo hiệu ứng gắn kết.
    • Xin phép chính quyền địa phương nếu thực hiện tại địa điểm công cộng.
    • Ghi hình chuyên nghiệp để lan tỏa mạnh trên mạng xã hội sau đó.

    Roadshow Kết Hợp Livestream – Kết nối cả offline và online

    Ý tưởng: Tổ chức roadshow diễu hành qua các tuyến đường trung tâm, đồng thời phát trực tiếp (livestream) để thu hút cộng đồng online theo dõi tương tác.

    Cách triển khai:

    • Sử dụng xe branding nổi bật, đi kèm đội hình xe đạp hoặc xe máy đồng phục.
    • Dẫn dắt MC livestream tương tác trực tiếp với người xem và người dân hai bên đường.
    • Lồng ghép mini game hoặc câu hỏi để người xem livestream tham gia và nhận thưởng.

    Lưu ý:

    • Nội dung livestream cần linh hoạt, không rập khuôn – tránh nhàm chán.
    • Kịch bản nên có điểm nhấn (dừng xe tại điểm nóng, giao lưu ngẫu nhiên...).
    • Cần chuẩn bị kỹ về kỹ thuật: sóng 4G ổn định, máy quay gimbal chống rung.

    Booth Sáng Tạo Tại Lễ Hội – Thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

    Ý tưởng: Tham gia các lễ hội văn hóa, âm nhạc, triển lãm bằng một gian hàng được thiết kế độc đáo, phản ánh rõ phong cách thương hiệu.

    Cách triển khai:

    • Thiết kế booth theo concept riêng biệt: mô phỏng một căn phòng, cánh rừng, sân chơi ảo, container di động...
    • Tích hợp các hoạt động tương tác tại booth: chụp ảnh, game, trải nghiệm sản phẩm.
    • Tổ chức mini show hoặc giao lưu với influencer vào khung giờ “vàng”.

    Lưu ý:

    • Booth cần nổi bật về hình ảnh, ánh sáng và tương tác để cạnh tranh với các gian hàng khác.
    • Kết hợp hiệu quả với nền tảng social media để kéo traffic về online.
    • Phân bổ nhân sự hợp lý để điều phối trải nghiệm người tham gia.

    Game AR/VR Mini – Tạo dấu ấn công nghệ và trải nghiệm cá nhân hóa

    Ý tưởng: Thiết kế trò chơi ngắn dựa trên công nghệ thực tế tăng cường (AR) hoặc thực tế ảo (VR) có lồng ghép hình ảnh, sản phẩm và thông điệp thương hiệu.

    Cách triển khai:

    • Cài đặt thiết bị AR/VR tại booth hoặc điểm bán.
    • Game đơn giản nhưng gây tò mò như: ghép logo ẩn, bắt vật phẩm thương hiệu, thử thách ảo…
    • Tặng thưởng cho người chơi cao điểm hoặc quay số trúng thưởng.

    Lưu ý:

    • Giao diện game cần tối ưu cho người lần đầu chơi, không quá phức tạp.
    • Có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ.
    • Ưu tiên liên kết tài khoản mạng xã hội để người chơi chia sẻ thành tích và lan tỏa.

    6. Một Vài Lưu Ý Khi Làm Activation

    • Không làm cho có: Phải hiểu rõ mục tiêu, chọn đúng hình thức phù hợp.
    • Xin phép đầy đủ: Nhất là khi làm nơi công cộng hoặc tổ chức roadshow – nên làm việc với phường/xã sớm.
    • Chọn PG/PB có đào tạo: Họ là người giao tiếp trực tiếp với khách – thái độ, cách nói chuyện ảnh hưởng rất lớn.
    • Truyền thông trước – trong – sau sự kiện: Đừng quên chụp hình, quay clip, đăng bài – nó quyết định việc chiến dịch có được nhớ lâu hay không.

    7. Thông Tin Liên Hệ

    https://phuongnamevent.vn/contents_images/images/logo-pne.jpg

    https://phuongnamevent.vn/contents_images/images/logo-pne.png

    Phương Nam Event - Công Ty Thiết Bị Sự Kiện - Giá Tận Xưởng

    Văn phòng: Tòa Nhà Tecco.4449 Nguyễn Cửu Phú, Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

    Xưởng sản xuất: E5/13. Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh

    CN Hà Nội: Đ. Giáp Hải, Khoan Tế, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội

    CN Hưng Yên: Khu Đô Thị EcoPark, Xuân Quan, Hưng Yên

    CN Phú Quốc: ĐT45, khu phố 10, Dương Đông, Phú Quốc

    Hotline: 0909.954.039 (24/7)

    Email: phuongnamevents@gmail.com

    Website: phuongnamevent.vn

    Xem thêm tại đây

    76 lượt xem

      0369.563.739 - Ms. Thu Hà

      0365.735.939 - Mr. Tấn Phát
    -------------------------------------------------
    phuongnamevents@gmail.com

    BÀI VIẾT NỔI BẬT
    Hotline
    Báo Giá Nhanh Zalo Messenger
    0909.954.039